Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Một chuồng nhím nên được làm bằng kính hoặc mica, kích thước khoảng 60*30*30 (dài* rộng*cao). Quan trọng, phải để ở nơi rộng rãi, khô ráo, thoáng mát và ít tiếng ồn. Trong chuồng, các bạn có thể trang bị thêm một số vật dụng như: chén ăn, bình nước, bánh xe, hoặc nhà ngủ. 
Thức ăn và chế độ dinh dưỡng:
Cũng giống như các loài gặm nhắm khác, nhím kiểng có thể ăn được nhiều thứ: sâu gạo, cào cào, dế và các loại rau quả như lê, dưa leo, táo, bí….Các nhà lai tạo đã tập dần cho chúng ăn thức ăn cho mèo đóng hộp. Một ngày có thể được chia làm 3 bữa ăn chính: sáng, chiều và tối. Thức ăn tốt nhất thì không nên để qua ngày. Nguồn nước phải lọc sạch, không nhiễm phèn, hóa chất. Liều lượng thức ăn thì nên dựa vào nhu cầu của bé mà định đoạt.
Vấn đề lót chuồng cho nhím kiểng:
Vật liệu lót chuồng hữu ích nhất cho nhím là mùn cưa gỗ thông. Ngoài tính khử mùi, chúng còn có thể hút ẩm, không mang lại nhiều tác dụng phụ như các loại khác. Vì nhím kiểng là loài gặm nhắm, ăn nhiều, uống nhiều, nên chúng đi cũng. Do đó, tốt nhất là chúng ta nên lót thành 2 lớp. Lớp bên dưới nên là cát trắng mịn, bên trên là lớp mùn cưa. Nếu muốn nhím bạn khỏe mạnh, sạch sẽ thì nên dọn chuồng một ngày một lần. 
Cách làm quen với các bé nhím kiểng:
Khi bé vừa mới về nhà bạn, hãy khoan động chạm vào chúng mà hãy để chúng được yên tĩnh, làm quen dần với môi trường xung quanh. Có nhiều bé khi vừa về đã lăn đùng ra ngủ, do quá mệt, cũng có nhiều bé, quậy phá vật dụng trong chuồng. Điều này chỉ diễn ra trong 2,3 ngày đầu. Qua những ngày sau đó, bạn hãy tăng cường độ tiếp xúc với bé. Dùng bao tay bắt bé lên và bỏ qua tay kia của bạn. Hãy kiên nhẫn để bé không co lại, kế đến, bé sẽ cạp cạp vào tay bạn, không phải cắn, mà chúng sẽ lấy mùi hương từ chính tay bạn hòa trộn với mùi nước bọt của chúng, rồi trét lại trên lông gai chúng. Thật nhẹ nhàng và kiên nhẫn nhé, không nên tạo ra bất kì tiếng động hay mối đe dọa nào. 

Tagged:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét